Sau khi sinh, Sức khỏe - Dinh dưỡng trẻ sơ sinh

Bật mí 3 cách nấu cháo cà chua siêu dinh dưỡng cho bé ăn dặm

Cà chua được mệnh danh là một nhà máy siêu dinh dưỡng vì nó cung cấp rất nhiều thành phần có lợi cho sức khỏe. Cà chua rất giàu vitamin A, C, K, vitamin B6, kali, folate, thiamin, magiê, niacin, đồng và phốt pho, là những vi chấtcần thiết để duy trì một sức khỏe tốt. Nhưng nhiều mẹ lo ngại rằng tính axit trong cà chua sẽ ảnh hưởng không tốt đến dạ dày của bé. Hôm nay, Vinanoi chia sẻ đến các mẹ 3 cách nấu cháo cà chua hay ho vừa mang lại dinh dưỡng cho bé vừa tốt cho dạ dày nhé.

Trước hết, chúng ta cùng tìm hiểu về việc Khi nào bé có thể ăn được cà chua ?

Các chuyên gia khuyên bạn nên chờ bé được 8-10 tháng thì hãy cho ăn dặm với cà chua. Loại quả này thường không gây dị ứng, nhưng bạn vẫn nên quan sát phản ứng của con, xem bé có bị ngứa hay tiêu chảy thì nên dừng lại. Cà chua đem lại rất nhiều dinh dưỡng cần thiết cho trẻ nhỏ, bao gồm như:

1. Cung cấp vitamin A

Cà chua là nguồn giàu vitamin A. Màu đỏ và cam của cà chua là do thành phần alpha-carotene và beta-carotene tạo nên. Hai chất này sẽ chuyển hóa thành vitamin A trong cơ thể. Vitamin A là nguồn dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển thị lực ở trẻ.

2. Giàu các chất chống oxy hóa

Tốc độ trao đổi chất ở trẻ cao hơn rất nhiều so với người lớn, do đó hàm lượng gốc tự do độc hại trong cơ thể trẻ cũng tăng. Gốc tự do tăng thì nguy cơ ADN và tế bào bị phá hủy càng tăng. Các chất chống oxy hóa trong cà chua sẽ ngăn ngừa tình trạng này, đồng thời trung hòa các gốc tự do.

3. Nuôi dưỡng xương chắc khỏe

Cà chua chứa rất nhiều vitamin K, giúp xương trẻ sơ sinh phát triển mạnh mẽ theo thời gian.

4. Tăng cường hệ miễn dịch

Cà chua tốt cho hệ miễn dịch của trẻ

Các thực thể sinh hóa trong cà chua giúp củng cố hệ miễn dịch, giảm nguy cơ bệnh tật ở trẻ nhỏ.

5. Điều trị tình trạng nhiễm toan

Nhiễm toan là tình trạng mà các dịch trong cơ thể có nồng độ axit vượt mức bình thường. Nhiễm toan xảy ra khi phổi và thận không thể giữ độ pH cân bằng của cơ thể, khiến bé mệt mỏi, chán ăn, vàng da, khó thở…

Nhiều người cho rằng cà chua chứa rất nhiều axit, nhưng thực tế cà chua lại đối kháng với các axit trong cơ thể. Bằng cách bổ sung cà chua, cơ thể bé sẽ được tăng cường kiềm trị nhiễm độc axit.

6. Giảm ngộ độc chì

Hàm lượng vitamin C dồi dào trong cà chua sẽ làm giảm những tác hại của chì đối với cơ thể.

7. Giúp hấp thụ sắt

Vitamin C trong cà chua giúp hấp thụ sắt tốt hơn, ngăn ngừa tình trạng thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ, tăng cường miễn dịch và giúp nhanh khôi phục vết thương.

8. Giúp bé không bị mất nước

Cà chua giúp bổ sung nước cho trẻ

94% cà chua là nước. Do đó những bé bị táo bón hoặc vàng da thì rất nên ăn cà chua.

9. Ngăn ngừa ung thư

Cà chua chứa chất chống oxy hóa lycopene, giúp ngăn ngừa ung thư và làm chậm sự phát triển của tế bào ung thư tiềm năng. Cà chua nấu chín thì hàm lượng lycopene càng tăng.

10. Tốt cho tim mạch của trẻ

Vitamin B và kali trong cà chua giúp tăng cường sức khỏe tim về lâu dài, ngăn ngừa các vấn đề về tim mạch ở trẻ em.

11. Ngăn ngừa tiểu đường

Cà chua giúp phục hồi các hợp chất hóa sinh, góp phần ngăn ngừa tiểu đường. Chất xơ trong cà chua cũng giúp cân bằng lượng đường, lipid và insulin trong máu, làm giảm các triệu chứng tiểu đường.

Sau khi tìm hiểu về dinh dưỡng cũng như độ tuổi thích hợp để bắt đầu ăn cà chua của bé, mời ba mẹ đến với Công thức nấu cháo cà chua siêu dinh dưỡng cho bé ăn dặm

1. Cách nấu cháo cà chua trứng cho bé ăn dặm

Nguyên liệu

  • 2 quả cà chua
  • 1 quả trứng gà ta
  • Hành ngò
  • Bột nêm rau củ quả
  • Cháo nấu sẵn

Cách làm

  • Bạn lấy dao khứa vài đường lên vỏ cà chua. Đặt 2 quả cà chua vào tô, đổ nước sôi vào trụng 1-2 phút.
  • Sau đó bạn lột vỏ cà chua, thái đôi quả cà chua, bỏ hết hạt, sau đó băm cà chua thành hạt lựu nhuyễn.
  • Hành ngò thái nhuyễn.
  • Bạn bắc nồi lên bếp, cho dầu ăn vào đun nóng, cho đầu hành lá băm nhỏ vào phi thơm. Cho cà chua vào đảo cho đến khi cà chua chín nhừ. Cho ít hạt nêm vào đảo đều.
  • Sau đó bạn cho nước nóng vào nồi. Nước sôi thì bạn cho cháo (đã nấu sẵn) vào.
  • Cháo sôi trở lại thì bạn cho lòng đỏ trứng gà vào, khuấy đều.
  • Cho hành ngò vào nồi. Bạn tắt bếp, múc cháo ra bát, rưới tí dầu ăn dành cho trẻ em vào bát để bé thưởng thức.

2. Cách nấu cháo cà chua với thịt gà cho bé ăn dặm

Nguyên liệu

  • Cà chua: 1 quả
  • Thịt gà: chọn phần lườn cắt miếng vừa đủ
  • Súp lơ xanh: vừa đủ
  • Gạo tẻ, gạo nếp
  • Khoai tây 1/2 củ
  • Các loại gia vị: hạt nêm, tiêu, nước mắm,…

Cách làm

  • Phần lườn gà mẹ rửa sạch sẽ, rồi lọc thịt, băm nhỏ. Phần xương đem vào ninh lấy nước nấu cháo.
  • Mẹ trộn gạo tẻ và gạo nếp lại với nhau rồi đem đi vo sạch, vớt ra để cho ráo nước rồi cho vào nồi đun cùng với nước ninh xương. Đun cho tới khi nào gạo nở thì bật lửa nhỏ để ninh, cho thêm nước lạnh nếu như thấy cháo đặc.
  • Cà chua mẹ rửa sạch rồi bỏ hạt, bỏ vỏ. Sau đó băm nhỏ và để riêng ra một cái chén.
  • Súp lơ xanh cắt miếng vừa đủ, khoai tây gọt vỏ, tiếp đó thì rửa sạch khoai tây và lơ xanh. Cho khoai tây, lơ xanh vào luộc đến khi chín. Lơ xanh thì băm nhỏ hoặc nghiền nhuyễn, khoai tây thì nghiền nhuyễn. Bắc nồi cháo lên, cho thịt gà sốt vào đảo đều.
  • Tiếp đó thì cho khoai tây, lơ xanh vào quấy cùng, nêm chút mắm dành riêng cho bé, tắt bếp (mẹ có thể cho 1 viên phomai vào để tăng hương vị của món ăn).

Qua bài viết trên, Vinanoi mong rằng đã đem đến cho mẹ thêm nhiều thông tin hữu ích về món cháo cà chua cho bé ăn dặm. Xin chân thành cảm ơn các mẹ đã dành thời gian theo dõi bài viết này và hẹn gặp lại các mẹ ở những bài viết tiếp theo.

Nguồn Tổng hợp

Xem thêm bài khác: 6 kinh nghiệm vàng trị táo bón ở trẻ sơ sinh mẹ nhất định phải biết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *