Mẹ và Bé, Sau khi sinh, Sức khỏe - Dinh dưỡng trẻ sơ sinh

Cảnh báo an toàn khi cho trẻ nằm võng

Trẻ từ 0-5 tuổi chưa phát triển xương và thần kinh đầy đủ. Việc nằm ngủ trên bề mặt không bằng phẳng dễ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của bé sau này. Dưới đây là những cảnh báo về tác hại về việc nằm võng và lời khuyên cho các mẹ vừa giúp con ngủ ngon giấc, vừa đảm bảo an toàn cho bé. Cùng Vinanoi điểm qua các bạn nhé!

Ưu điểm khi cho trẻ sơ sinh nằm võng

Lúc trẻ sơ sinh nằm võng, võng có thể ôm trọn bé như thể bé được bao bọc lại. Điều này giúp bé cảm thấy an toàn hơn.

Chuyển động đung đưa của võng giúp bé cảm thấy như đang còn trong tử cung của mẹ nên sẽ yên tâm và làm dịu em bé, đặc biệt là trong những tuần đầu đời. Điều này tạo một môi trường thoải mái và ấm cúng cho trẻ sơ sinh ngủ ngon hơn

Ảnh hưởng tai hại do rung lắc mạnh

Hệ thần kinh của trẻ sơ sinh chưa phát triển hoàn thiện nên dễ bị tổn thương bởi những chấn động, rung lắc mạnh. Theo các nghiên cứu y khoa, với 3-5 giây rung lắc mạnh, não bé đã có thể chịu những tổn thương không ngờ, trường hợp nặng có thể khiến bé chậm phát triển trí tuể, giảm thị lực, rối loạn ngôn ngữ, động kinh, rối loạn kỹ năng định hướng…

Một quan niệm sai lầm nữa chính là nhịp đong đưa của võng sẽ giúp bé ngủ ngon và sâu hơn. Thực chất, khi người lớn đưa võng cho bé ngủ, độ lắc mạnh khiến bé mệt, dễ đi vào giấc ngủ. Đây là giấc ngủ ép buộc, chứ không phải giấc ngủ tự nhiên cho bé, không tốt cho sự phát triển của bé. Hơn thế nữa, trạng thái rung lắc khiến thần kinh mệt mỏi, tuy đã ngủ nhưng trẻ vẫn luôn mang tâm trạng run sợ, chập chờn. Đó là lý do vì sao khi bạn ủ trẻ ra, chúng thường có động thái giật nảy mình, khóc thét, hai bàn tay nắm chặt và cố bấu víu và ai hoặc cái gì gần tầm với nhất.

Tác động tiêu cực đến xương của trẻ

Bên cạnh đó, xương cổ và hộp của trẻ dưới 2 tuổi chưa đủ cứng cáp, những chuyển động mạnh hay cử chỉ âu yếm tung đỡ con trẻ đã vô tình làm bé bị chảy máu não, lâu ngày tiêu hủy thành dịch tồn tại ở dạng nang gây chèn ép, làm ảnh hưởng đến chức năng não, thậm chí vôi hóa gây ra các triệu chứng của động kinh.

Do không được nằm trên mặt phẳng, trẻ nằm võng dễ bị cong vẹo cột sống, đồng thời ảnh hưởng đến tim và phổi đặc biệt với bé bị còi xương. Điều này được lý giải là do cột sống của bé còn mềm, chưa đủ độ vôi hóa như người trưởng thành. Ngoài ra, khi đốt sống cong, lồng ngực của trẻ sẽ trở nên khó thở do lưng bị gù ảnh hưởng không tốt đến hoạt động của tim và phổi.

Nên cho trẻ nằm võng thế nào?

Do đó, các chuyên gia sức khỏe và Công ty CP VINANOI khuyến cáo các bậc phụ huynh chỉ nên cho trẻ nằm võng và đu đưa nhẹ ở một mức độ vừa phải để tránh các tác hại không hay cho trẻ nhỏ. Ngoài ra, bố mẹ cần lưu ý những điều sau:

– Không cho trẻ ngủ võng quá sớm nếu chưa đủ 3 tháng.

– Mẹ chỉ nên cho bé nằm võng trong những giấc ngủ ngắn vào ban ngày. Không để trẻ ngủ quá lâu suốt giấc ngủ ban đêm.

– Lót chiếu nhỏ hoặc cho trẻ nằm chéo so với chiều võng để lưng trẻ được nâng đỡ tốt nhất.

– Nên có dụng cụ chắn võng ngang để tránh cho trẻ bị lật võng, té ngã trong lúc ngủ.

– Không nên đung đưa võng quá lâu và quá mạnh để tránh ảnh hưởng đến hệ thần kinh của trẻ.

Tuy nhiên, các bậc phụ huynh nên sử dụng giường hoặc nôi để đảm bảo trẻ có được giấc ngủ sâu và an toàn cho sự phát triển của trẻ. Hiện nay, VINANOI có các dòng sản phẩm nôi điện tự động VNN301VNN201 có khả năng tự đưa ru với nhiều bậc chỉnh tốc độ và đa chức năng. Liên hệ ngay với chúng tôi để đặt hàng các bạn nhé!

 

Vinanoi

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *