Cuộc sống của mẹ, Sau khi sinh

Những vấn đề hậu sản thường gặp

Kiến thức về hậu sản có vai trò rất quan trọng đối với những phụ nữ đang chuẩn bị sinh bé. Hậu sản là gì? Cần nắm rõ để hiểu và biết được cách phòng tránh nhằm an toàn cho cả mẹ và bé, bài viết này Vinanoi sẽ mang đến cho bạn những thông tin vô cùng bổ ích đấy.

Hậu sản là gì?

Hậu sản là tên gọi của giai đoạn sau sinh khoảng từ lúc sinh đến 6 tuần đầu. Ở giai đoạn này người mẹ dễ mắc một số bệnh về tâm lý và thể chất, nhóm bệnh này còn được gọi với cái tên là bệnh hậu sản sau khi sinh.

Lên máu sản hậu là gì?

Lên máu sản hậu là tình trạng huyết áp của người mẹ sau khi sinh bị sự tác động dẫn đến cao huyết áp. Sau thời gian sinh khoảng 12 tuần mà huyết áp của người mẹ không quay về như bình thường thì gọi là cao huyết áp.

Biến chứng của bệnh cao huyết áp sau sinh sẽ rất nguy hiểm nếu như không được phát hiện và chữa trị kịp thời.

Ảnh hưởng hậu sản thường gặp ở phụ nữ sau sinh

Nhiễm khuẩn hậu sản

Nguyên nhân của nhiễm khuẩn hậu sản là các vi khuẩn sẽ xâm nhập vào cơ thể của người mẹ qua bộ phận sinh dục trong lúc sinh hoặc từ các dụng cụ hỗ trợ sinh. Khi bị nhiễm khuẩn hậu sản người mẹ sẽ có những tình trạng bệnh như nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn tầng sinh môn, viêm tĩnh mạch…triệu chứng ban đầu sẽ là sốt, chán ăn, hạ huyết áp,…

Băng huyết sau sinh

Là một trong những triệu chứng tai biến sản khoa hay gặp nhất dễ gây đến tử vong ở người mẹ. Biểu hiện của băng huyết sau sinh là máu ra nhiều và khó cầm lại, tay chân lạnh, cơ thể yếu ớt, ra mồ hôi nhiều,…

Nguyên nhân dẫn đến triệu chứng băng huyết sau sinh là tử cung yếu, nhiễm khuẩn ối, mẹ bị ung xơ tử cung.

Triệu chứng sản giật sau sinh

Đây là biến chứng rất nguy hiểm cho người mẹ sau khi sinh, dấu hiệu của triệu chứng này là phù nề cơ thể, ù tai, buồn nôn,… Người mẹ nên đến bác sĩ ngay khi thấy cơ thể của mình có xuất hiện những biểu hiện trên

Bệnh trĩ

Đối với những người mẹ trong thời kì đã bị bệnh trĩ nhưng không chữa kịp thời dẫn đến lúc sinh làm bệnh thêm nặng hơn, cảm giác đau đớn sau mỗi lần đi vệ sinh làm các mẹ khó chịu.

Nhiễm trùng đường tiết niệu sau sinh

Nguyên nhân của bệnh nhiễm trùng tiết niệu sau khi là các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể qua đường tiểu gây nhiễm trùng.

Bạn nên sử dụng theo đơn cú bác sĩ để loại bỏ bệnh này nhé, tránh tự ý để làm ảnh hưởng đến em bé khi còn đang bú mẹ

Bế sản dịch sau sinh

Là hiện tượng sản dịch ứ đọng trong cơ thể của người mẹ không thể thoát ra ngoài được, bệnh này dễ dẫn đến hiện tượng máu chảy không cầm, rối loạn đông máu,… vô cùng nguy hiểm.

Sốt sau sinh

Hiện tượng sốt sau sinh là người mẹ sốt liên tục nhiều giờ cơ thể lên đến 38 độ sau khi sinh. Nếu cơ thể sốt kéo dài từ 2 – 10 ngày thì mẹ nên đến bệnh viện để khám nhé.

Đau bụng dưới

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do người mẹ mất quá nhiều máu khi sinh hoặc trước lúc sinh bị huyết hư, sẽ dẫn đến cảm giác bụng đau, đầu óc choáng ván, tim đập thất thường,…

Táo bón

Với một số người mẹ khi ngại cảm giác đau sau khi mổ hoặc sinh nên hạn chế việc đi vệ sinh, điều này dễ dẫn đến hiện tượng táo bón, điều này là không nên nhé, bạn cần phải ăn những loại trái cây giàu chất xơ.

Nguyên nhân phụ nữ dễ gặp chứng sản hậu sau sinh

Người mẹ không được chăm sóc sức khỏe trước khi sinh tốt như: Ăn uống thiếu chất, sức đề kháng cơ thể thấp, thể lực kém,…

Người mẹ luôn trong trạng thái căng thẳng, mệt mỏi trước khi sinh sẽ làm cho cơ thể bị suy nhược

Người mẹ không kỹ trong việc kiêng cử sau thời gian sinh con như: Ăn những thức ăn không tốt, gần gũi chồng quá sớm hay đi lại quá nhiều sau thời gian sinh không để lành vết thương,…

Đối với những bạn lần đầu tiên làm mẹ chưa quen với việc thức đêm chăm con dễ bị cảm giác mệt mỏi và căng thẳng, đặc biệt nếu không nhận được sự quan tâm từ chồng và người thân.

Triệu chứng sản hậu ở phụ nữ sau khi sinh

Cơ thể yếu ớt lúc nào cũng trong trạng thái mệt mỏi, không thể tăng cân sau khi sinh

Không có cảm giác thèm ăn và thấy món ăn có cảm giác chán ngấy

Thường xuyên có cảm giác tiêu cực như: Khóc lóc, tủi thân, lo lắng…

Xuất hiện cảm giác không muốn ra ngoài đường và gặp gỡ bất cứ ai.

Nên làm gì khi mắc phải?

Sau khi sinh người mẹ cần được chăm sóc một cách chu đáo, nhận được sự quan tâm từ người chồng và người thân trong gia đình

Nên kiêng cữ tất cả những thứ không tốt, ảnh hưởng đến sức khỏe

Vệ sinh cơ thể, đặc biệt là vùng kín một cách thường xuyên và an toàn

Luôn giữ cơ thể ở trạng thái vui vẻ, tránh suy nghĩ tiêu cực.

Vinanoi mong rằng bài viết có thể mang đến cho các bạn nữ và những bạn mới làm mẹ những kiến thức bổ ích nhất để tốt cho chính mình và con, không phải mắc bệnh hậu sản sau sinh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *